Chào mừng bạn đến với chúng tôi

Đây là địa chỉ chính thức quảng bá và giới thiệu nhãn hiệu tập thể Dược liệu Sóc Sơn đã được bảo hộ.

Liên hệ ngay

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để cùng hợp tác

CHẤT LƯỢNG

Dược liệu Sóc Sơn luôn đảm bảo chất lượng vượt trội và uy tín trên thị trường.

NHANH CHÓNG

Các hệ thống phân phối chính thức trên cả nước giúp thuận tiện trong bán buôn và bán lẻ.

XUẤT KHẨU

Sản phẩm sẵn sàng để cung cấp cho các thị trường ngoài nước. Liên hệ ngay để được trợ giúp.

Thông tin

Bài mới

06/06/2025

[DƯỢC LIỆU SÓC SƠN] Khẳng định vị thế cùng “Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2024”

(Dược liệu Sóc Sơn) - Vinh dự lọt top 47 công trình khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu đang được áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đời sống và xuất sắc đạt giải “Khuyến khích” trên tổng số 12 giải thưởng với gần 300 đơn vị dự thi tại “Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2024” (Giải thưởng Vifotec) – Một trong những giải thưởng danh giá nhất về lĩnh vực Khoa học – Công nghệ Việt Nam. 

Ngày 28/5/2024, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ KH&CN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2024 (Giải thưởng Vifotec). Nhằm tôn vinh các công trình nghiên cứu đang ứng dụng thực tế của các nhà khoa học cả nước giúp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu phục vụ đời sống, an ninh và quốc phòng. 

Bà Nguyễn Thanh Tuyền (Phó Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn) nhận bằng khen "Đã có thành tích đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo
Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024" 

Giải thưởng Vifotec 2024 đã tập trung vào 06 lĩnh vực công nghệ trọng điểm, bao gồm: Cơ khí tự động hoá; Công nghệ Vật liệu; Công nghệ Thông tin, Điện tử và Viễn thông; Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; Công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. Trong tổng số gần 300 công trình tham dự, hội đồng giám khảo đã lựa chọn 47 công trình lọt vào vòng trung khảo và cuối cùng chỉ còn 12 công trình xuất sắc được Ban Tổ chức trao giải thưởng với: 03 giải nhất, 03 giải nhì, 03 giải ba và 03 giải khuyến khích. 

Giấy chứng nhận DS. Nguyễn Thanh Tuyền (Hợp tác xã Bảo Tồn và phát triển Dược liệu Sóc Sơn) đã có thành tích đoạt giải Khuyến khích "Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ
Việt Nam năm 2024"

Giữa những công trình mang tính chiến lược ấy, Dược liệu Sóc Sơn đã vinh dự được xướng tên với giải thưởng Khuyến Khích trong hạng mục Sinh học phục vụ đời sống với đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị sinh học, dược học của trà hoa vàng Hakodae (Camellia Hakodae) tại Hà Nội” – Một đề tài có vẻ khiêm tốn hơn nhưng lại có sự gắn bó mật thiết với sức khỏe cộng đồng. Đây là sự ghi nhận đầy trân trọng của Hội đồng Khoa học với một hướng đi khác: ứng dụng tri thức bản địa, dược liệu truyền thống để chăm sóc sức khỏe một cách bền vững, tự nhiên.

Tác giả DS. Nguyễn Thanh Tuyền cùng PGS. TS Phạm Gia Điền (Đồng chủ nhiệm) chụp ảnh lưu niệm tại Lễ trao giải.

 Trà hoa vàng Camellia hakodae là loài đặc hữu của Việt Nam hiện mới chỉ tìm thấy ở vườn Quốc gia Tam Đảo, đây cũng là lần đầu tiên đơn vị tiến hành nghiên cứu bài bản và đưa ra được bộ dữ liệu đầy đủ, toàn diện cho loài Trà hoa vàng Camellia Hakodae từ việc thu thập, chọn lọc, đánh giá đặc điểm nông sinh học, nghiên cứu quy trình nhân giống hữu tính từ hạt, nghiên cứu thành phần hoá học - hoạt tính sinh học của hoa và lá cho đến xây dựng mô hình trồng trọt tập trung trên diện tích 10ha (đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng như Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản cho Trồng trọt hữu cơ (JAS). Công trình được cấp các sáng chế độc quyền cho các phương pháp phân lập cả hoa và lá. Các kết quả nghiên cứu của công trình đều có tính ứng dụng cao, khả thi khi áp dụng vào thực tế sản xuất thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Đồng thời mô hình trồng trọt không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương mà còn giúp duy trì làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái rừng tự nhiên; bảo tồn và phát triển giống cây dược liệu Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người dân - góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Hình ảnh Trà hoa vàng Camellia Hakodae trong đề tài đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị sinh học, dược học của trà hoa vàng Hakodae (Camellia Hakodae) tại Hà Nội” 

Trong những năm qua, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn luôn là đơn vị tiên phong trên địa bàn thực hiện tích cực hưởng ứng tham gia các các Hội thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật, Giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam và các công trình, đề tài đều được đánh giá cao. Điểm chung của những đề tài, sáng kiến này đều đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội, đồng thời khẳng định vị thế, nâng cao uy tín; góp phần vào sự phát triển cho địa bàn huyện Sóc Sơn.

Bình Nguyên


08/05/2025

XÌ DẦU 2S ĐỖ ĐEN NGƯU BÀNG – LÊN MEN TỰ NHIÊN, HƯƠNG VỊ TRUYỀN THỐNG

Bạn có từng nhớ hương vị Xì dầu ngày xưa? Không quá gắt, không quá mặn, mà đậm đà và sâu lắng. Xì dầu 2S Đỗ Đen Ngưu bàng là như vậy – một thứ gia vị gói trọn sự tinh túy của đất trời, giúp bữa cơm gia đình thêm ngon, thêm khỏe. 2S không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, mà còn là sự nâng niu từ thiên nhiên, sự trọn vẹn của những gì lành nhất cho sức khỏe và sự chia sẻ trong cuộc sống bộn bề.

Hình ảnh sản phầm Xì dầu 2S - Đỗ đen Ngưu bàng

Xì dầu và nguồn gốc

Bạn đã biết gì về “Xì dầu” hay còn có tên gọi là “Nước tương”? Xì dầu là loại nước chấm hay là một thành phần quan trọng để tạo hương vị cho món ăn và được sử dụng khá phổ biến ở khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, …

Đây là sản phẩm có màu nâu đậm, vị mặn không bằng nước mắm, thường được sử dụng để tạo màu và vị cho món ăn hoặc dùng làm nước chấm. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên loại gia vị này trên thị trường là từ hạt đậu nành. Nhưng với Dược liệu Sóc Sơn, nơi có những người nông dân tâm huyết với giấc mơ mang sản phẩm thuần túy thiên nhiên bản địa cùng tình yêu dược liệu hữu cơ Việt Nam, đã cho ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị của tình người và đất, hương vị của sự lao động cần cù, của tinh thần sáng tạo. Hương vị ấy mang tên Xì dầu 2S – Đỗ Đen Ngưu Bàng. 

Quy trình sản xuất Xì dầu 2S – Đỗ Đen, Ngưu Bàng

Từ những hạt đỗ đen xanh lòng bản địa trên vùng núi Sóc Sơn, thơm ngon kỳ lạ, kết hợp cùng thứ củ dưỡng sinh (Ngưu Bàng) trong văn hóa Nhật Bản với những lá trà Hakodae nhiều dưỡng chất chống oxy hóa. Trải qua 99 ngày đêm được lên men tự nhiên và nấu theo phương pháp truyền thống. Điều đó không chỉ giúp lưu giữ được sự tinh túy có trong hạt Đỗ đen và củ Ngưu bàng mà còn an toàn đến sức khỏe của người tiêu dùng. 2S - Xì dầu Đỗ Đen Ngưu Bàng, là Xì dầu đầu tiên của Việt Nam cũng như trên thế giới lên men tự nhiên từ hạt Đỗ Đen xanh lòng bản địa Việt Nam và củ Ngưu Bàng thuần chủng trồng hữu cơ kết hợp ứng dụng bảo quản từ Trà hoa vàng.

Quá trình sản xuất Xì dầu 2S – Đỗ Đen Ngưu Bàng cần phải trải qua 6 giai đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào vô cùng khắt khe, sau đó nấu tiệt trùng đỗ đen, trộn hỗn hợp nguyên liệu theo tỷ lệ, rồi chờ hỗn hợp lên men trắng vào khoảng 3 tháng đến 3 tháng rưỡi mới được đem đi trích ly, thanh trùng để cho ra một chai nước tương với hương vị đậm đà tự nhiên như hương vị của bữa cơm chiều mẹ nấu, bữa cơm cả gia đình quây quần xum họp đầy ắp tình yêu thương.

Phóng sự về câu chuyện mang tên Xì dầu 2S - Đỗ Đen Ngưu Bàng

Sản phẩm đã được Hội Khoa học các sản phẩm Thiên nhiên Việt Nam và Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận và Tư vấn Chất lượng Nông lâm Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) xác nhận: Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Tiêu chuẩn xác nhận: TCCS01-1:2023/VNPS.






13/04/2025

HỢP TÁC XÃ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU SÓC SƠN LIÊN TIẾP VINH DỰ ĐÓN NHẬN CÁC GIẢI THƯỞNG “DANH HIỆU HẠNG VÀNG CHO CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU SỐ 1 VIỆT NAM 2025” VÀ ĐƯỢC VINH DANH TRONG "63 HỢP TÁC XÃ TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC 2024"

Cuối năm 2024, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn đã được biểu dương là "Hợp tác xã tiêu biểu Toàn Quốc" do Trung Ương Hội Nông Dân Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam bình chọn. Đến dự Lễ tôn vinh trong chương trình "Tự hào nông dân Việt Nam" có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các bộ; ngành Trung ương; địa phương; các chuyên gia; nhà khoa học; doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; và 126 nông dân Việt Nam xuất sắc; 63 hợp tác xã tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh thành cả nước được giới thiệu và bình chọn qua nhiều vòng. 

Tại Lễ tôn vinh, chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đã biểu dương các hợp tác xã, doanh nghiệp điển hình xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh; trong phong trào xây dựng nông thôn mới; toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; là những doanh nghiệp sáng kiến, phát minh tính khoa học đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp…

Bà Nguyễn Thanh Tuyền (Phó Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn) đại diện nhận bằng khen "Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc 2024".

Lãnh đạo đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc 2024.

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực phấn đấu không ngừng, vào ngày 05 tháng 04 năm 2025, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn lại tiếp tục vinh dự đạt “Chứng nhận Hạng Vàng cho công bố thương hiệu số 1 Việt Nam 2025” diễn ra tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội (Mai Dịch – Hà Nội) trong buổi Lễ công bố “Doanh nghiệp FDI tiêu biểu Việt Nam, thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương 2025” với mục đích nhằm ghi nhận, tôn vinh các Doanh nghiệp, Doanh nhân đã có những đóng góp tích cực phục vụ cồng đồng và phát triển nền kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới. 

“Thương hiệu số 1 Việt Nam” là chương trình thường niên do Trung tâm Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp châu Á tổ chức đánh giá, xét chọn dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đối với doanh nghiệp có thương hiệu đầu ngành trong các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu bền vững số 1 Việt Nam.
 
Bà Nguyễn Thanh Tuyền (Phó Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn) đại diện nhận cúp và bằng chứng nhận "Hạng vàng Thương hiệu số 1 Việt Nam 2025".

Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn đã không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn mà còn tiên phong trong ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị dược liệu Việt. Trong đó, Trà hoa vàng Camellia Hakodae – một trong những dòng dược liệu quý – đã được nghiên cứu khoa học, cấp bằng sáng chế và đạt chứng nhận hữu cơ Nhật Bản (JAS). 

    Chứng nhận Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn 
đạt giải “Thương hiệu số 1 Việt Nam 2025”.

Giải thưởng "Thương hiệu số 1 Việt Nam 2025" như một lời ghi nhận tinh thần phấn đấu, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua thách thức của thị trường, đồng thời cũng là lời khẳng định cho chất lượng và năng lực hình thành phát triển của Dược liệu Sóc Sơn, là động lực để Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn tiếp tục mang lại nhiều giá trị cốt lõi hơn nữa trong hiện tại và tương lai.

Một số hình ảnh tại sự kiện:










03/04/2025

16 loại cây dược liệu nào được Hà Nội ưu tiên phát triển?

Thành phố Hà Nội có nguồn cây dược liệu phong phú, song tài nguyên này đang bị lãng quên. Để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu, cần xây dựng chiến lược riêng cho cây dược liệu và đưa cây dược liệu thành cây trồng chủ lực.

Chăm sóc cây dược liệu tại Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Minh Phong

Trên địa bàn huyện Ba Vì hiện có hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu, như: Tam thất, diệp hạ châu… Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y Việt Nam Đỗ Thế Lộc, Ba Vì là huyện miền núi của Thủ đô có nguồn tài nguyên hết sức phong phú. Những cây thuốc của đồng bào dân tộc rất quý, đã được minh chứng trong chữa bệnh.

Còn theo ông Đặng Văn Yên, xã Xuân Giang (huyện Sóc Sơn), gia đình ông có 7ha trồng cây dược liệu. Cây dược liệu của gia đình ông được trồng dưới sự giám sát của Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn. Hợp tác xã không chỉ hỗ trợ về giống, mà còn hướng dẫn kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm. Chính vì vậy, cây dược liệu đã mang lại giá trị kinh tế cao, đạt 420 triệu đồng/ha/năm trở lên, gấp 3 lần cây trồng khác.

Hiện tại, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn đã mở rộng và xây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ. Nhiều sản phẩm chế biến của hợp tác xã còn xuất khẩu sang Nhật Bản, được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn Nguyễn Thị Tuyền cho biết, không chỉ trồng các cây dược liệu truyền thống, huyện Sóc Sơn còn mạnh dạn đưa giống cây dược liệu mới vào trồng, như cây ngưu bàng có xuất xứ từ Nhật Bản. Củ ngưu bàng được thu mua để làm xì dầu và thực phẩm, với giá 90.000 đồng/kg. Với năng suất bình quân 400kg/sào, trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được khoảng 20 triệu đồng/sào. So với canh tác lúa và một số cây trồng truyền thống khác, giá trị cao gấp hàng chục lần.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm (thị xã Sơn Tây) Uông Thị Tuyết Nhung thông tin, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ hợp tác xã xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 3ha. Theo đó, hợp tác xã được hỗ trợ 50% cây giống với định mức 400.000 cây/ha; hỗ trợ 50% khối lượng vật tư, phân bón... Kết quả canh tác đạt năng suất 8,5 tấn sản phẩm tươi/ha (tương đương 1,2 tấn khô/ha), với giá bán 600 triệu đồng/tấn khô, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 225 triệu đồng/ha.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 250ha trồng cây dược liệu, tập trung chủ yếu tại các huyện, thị xã: Sóc Sơn, Phú Xuyên, Đông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ba Vì. Các chủng loại cây dược liệu tương đối đa dạng, như: Cà gai leo, kim ngân hoa, đinh lăng, chè hoa vàng, hoa nhài... Đặc biệt, nguồn gen dược liệu được trồng trên địa bàn Hà Nội khá đa dạng, với hơn 170 nguồn gen, được gieo trồng tập trung ở huyện Sóc Sơn và huyện Ba Vì. Đây là hai huyện có rừng, điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phát triển của các loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu của Hà Nội còn manh mún, tự phát, chưa đúng với thế mạnh, tiềm năng. Phát triển cây dược liệu của Hà Nội chưa gắn với chế biến, sản xuất, chủ yếu bán thô nên hiệu quả chưa cao.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Hà Nội sẽ hỗ trợ xây dựng các mô hình cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là hỗ trợ hình thành các vùng chuyên canh tập trung để trồng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại các vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, với quy mô 400ha vào năm 2025 và 1.000ha vào năm 2030. Để bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây dược liệu, thành phố vừa ban hành Kế hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024-2025. Thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển 16 loại cây dược liệu, gồm: Trà hoa vàng, kim ngân hoa, đinh lăng, cà gai leo, xạ đen, râu mèo, sâm bố chính, hương nhu, cỏ ngọt, thanh hao, húng quế, bạc hà, cúc chi, nghệ vàng, gừng, đông trùng hạ thảo.

“Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo rà soát, xây dựng chi tiết vùng sản xuất chuyên canh tập trung cho từng loài dược liệu ở từng địa bàn xã, gắn với xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Đồng thời, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả ở những nơi có điều kiện phù hợp sang trồng dược liệu theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới...”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương thông tin.

25/08/2023

HỢP TÁC XÃ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU SÓC SƠN VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG TOP 20 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG HÀNG ĐẦU NĂM 2023

  Ngày 19 tháng 08 năm 2023 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình truyền thông quảng bá “Thương hiệu nổi tiếng, Hàng Việt Tốt – dịch vụ hoàn hảo, Doanh Nhân Trí Thức Tiêu Biểu Việt Nam 2023 ”để trao chứng nhận và bảng vàng cho các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín chất lượng của các doanh nghiệp trên cả nước phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền Hình Hà Nội.



Vượt qua hàng nghìn hồ sơ, trải qua một quá trình làm việc nghiêm túc, công tâm, khách quan của Hội đồng bình chọn với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu từ các cơ quan, tổ chức, đã chọn ra những thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu để tham gia vào buổi lễ trao giải. Trong đó, HTX bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn đã vinh dự được bình chọn nằm trong TOP 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam năm 2023.


HTX Bảo tồn và phát triển Dược liệu Sóc Sơn là tổ chức kinh tế tập thể tại huyện Sóc Sơn, chuyên nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống dược liệu quý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Sóc Sơn nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. HTX là một trong những mô hình kinh tế cộng đồng tiêu biểu của huyện Sóc Sơn, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người dân trong huyện.

Giải thưởng là sự ghi nhận đối với những cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ nhiều năm vừa qua của các thành viên HTX bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn, đồng thời cũng là niềm tự hào của những người ngày đêm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu trên địa bàn huyện.

Giải thưởng TOP 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam năm 2023 là động lực để HTX bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn có thêm nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng, và nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen dược liệu quý tại huyện Sóc Sơn.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

12/08/2021

Vườn dược liệu Sóc Sơn


Vườn dược liệu trồng và bảo tồn các loại dược liệu quý, hiếm theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên, để cây thuốc có đủ tính dược - an toàn, tốt cho môi trường và sức khoẻ con người - liên hệ:0913247811




 
Xem thêm

Điểm tin

Cần xem